Thứ Năm, 28 tháng 7, 2016

Con nhà giàu cũng mê tít xe đạp điện

Đằng sau những hào nhoáng bề ngoài, có rất nhiều câu chuyện về “con nhà có điều kiện” mà không phải ai cũng biết.
Chân dung con nhà khá giả
Với vẻ ngoài bắt mắt và sành điệu, từ đầu đến chân toàn hàng hiệu đắt tiền - từ quần áo, phụ kiện, tới phương tiện đi lại - không khó để nhìn ra một bạn trẻ “con nhà có điều kiện” giữa vô vàn học sinh bình thường.
Những bạn trẻ này thường rất nổi bật nhờ vẻ ngoài bắt mắt, sành điệu từ trang phuc, phụ kiện đến phương tiện đi lại. Nhiều trường học còn có cả “hội con nhà giàu”, bao gồm nhiều bạn gia đình có điều kiện chơi với nhau.
Ai cũng cho rằng con nhà khá giả là sướng, không phải lo nghĩ gì, thích gì, muốn gì đều dễ dàng có được. Nhưng liệu có phải cứ con nhà khá giả là có tất cả, vô lo vô nghĩ không? Thực ra, “con nhà có điều kiện” cũng có nhiều nỗi khổ tâm riêng.
Những nỗi niềm không biết tỏ cùng ai
Ngay từ những ngày mới bắt đầu nhận lớp, bạn bè đã truyền tai nhau về mức độ giàu có của gia đình Thanh Tâm (16 tuổi, Hà Nội). Theo những thông tin được truyền đi khắp nơi, bố Tâm làm giám đốc một công ty xây dựng lớn, mẹ lại sở hữu mấy cửa hàng thời trang, gia đình có biệt thự ở những khu vực đắc địa nhất thành phố. Hàng ngày, bạn bè luôn trầm trồ khi Thanh Tâm được bố mẹ đưa đi học bằng xe hơi sang trọng.
Tuy nhiên, đi kèm với những điều đó là: “Nhà khá giả, có điều kiện thế thì chảnh phải biết”, “Lại một cô búp bê trong tủ kính, nhìn thôi đã biết là đỏng đảnh, khó chiều, khó chơi rồi"... Lâu ngày, để hòa đồng hơn với các bạn, Tâm xin bố mẹ được tự chủ động đi học. “Bố mẹ luôn muốn chăm lo cho em tốt nhất có thể nên luôn dành thời gian đưa đón em. Nhưng thú thật, đi học mà cứ phải e dè, thậm chí bị các bạn soi mói không dễ chịu chút nào. Em xin bố mẹ được tự đi học bằng xe đạp điện để được thoải mái hơn về giờ giấc đi lại và bố mẹ đã đồng ý bằng cách mua tặng em một chiếc xe đạp điện. Cũng may, hãng xe em lựa chọn đang có chương trình ưu đãi giảm 1 triệu đồng/xe nên em lại càng hào hứng hơn trong việc tự lập đi lại” - Thanh Tâm chia sẻ.
Dù đã giản lược tối đa vật dụng đắt tiền nhưng nhiều bạn vẫn bị bạn bè gắn mác “con nhà giàu”.
Ngoài việc từ chối việc bố mẹ đưa đi học hàng ngày, Thanh Tâm cũng lần lượt từ bỏ những vật dụng đắt tiền khi đến trường, cô bạn chỉ chăm chút hơn khi đi chơi với bạn bè ngoài giờ học. Với sự thay đổi của mình, Thanh Tâm đã không còn bị bàn bè dị nghị hay soi mói gì nữa. “Thật ra, bố mẹ luôn mua cho em những món đồ tốt và đảm bảo chất lượng nên có hơi đắt tiền một chút, nhưng cũng không đến mức quá sang trọng đâu. Ban đầu, việc từ bỏ những thứ này khiến em hơi khó chịu nhưng về sau rồi cũng quen" - Thanh Tâm vui vẻ nói.
Có phương tiện đi lại như chiếc xe máy điện, “con nhà khá giả” thể hiện mình năng động hơn trong mọi hoạt động ở trường lớp, đi chơi, tụ tập cùng bạn bè.
Không chỉ chịu áp lực từ bạn bè xung quanh, Huy Hoàng (17 tuổi, Hà Nội) cũng rất vất vả vì là “con nhà có điều kiện”. Đỗ thủ khoa đầu vào lớp Toán của trường chuyên bằng chính lực học của mình, nhưng Hoàng lại luôn nhận được những lời bàn tán như “Giỏi giang gì đâu, nhờ bố làm sếp, thân với hiệu trưởng trường mình nên mới được thế”, hoặc tệ hơn là “Nhà giàu thì thiếu gì cách để trở thành... thủ khoa”.
Những bạn trẻ “con nhà có điều kiện” hầu hết đều có nền tảng gia đình rất tốt. Vì thế, áp lực đặt lên vai các bạn ấy là làm sao để vượt qua được cái bóng lớn của bố mẹ. Nhiều khi, năng lực của các bạn ấy không được công nhận mà luôn bị che phủ bởi những suy nghĩ và lời nói mang ý tiêu cực. Mạnh Quân (19 tuổi): “Suốt 12 năm được học sinh giỏi cho đến khi mình đỗ đại học, tất cả đều nhờ sự cố gắng của bản thân. Thế nhưng, ngày xưa học cấp 3, mình luôn bị các bạn cho là "nhà giàu thế thì việc nó được học sinh giỏi là đương nhiên rồi". Khi đỗ đại học thì mình lại phải nghe những nhận xét như "đỗ đại học cũng thường thôi mà, có gì ngạc nhiên đâu, nhà giàu lại còn có quyền chức nữa”.
Dường như tất cả những gì các bạn trẻ này đạt được đều bị quy chụp là núp bóng bố mẹ. Quả thật “con nhà có điều kiện” không sung sướng gì, phải không?


EmoticonEmoticon