Thứ Hai, 25 tháng 7, 2016

Xe đạp điện không đi được dưới trời mưa - Một quan niệm cực sai lầm

Người tiêu dùng thường gán cho xe đạp điện rất nhiều các quan niệm, và đa phần trong số các quan niệm đó, rất bất ngờ, đều là các quan niệm không chính xác, nếu không muốn nói là sai lè lè. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu xem những quan niệm nào về xe đạp điện mà chúng ta phải bỏ ngay ra khỏi đầu nhé.

Những bài viết liên quan:
  1. Yếu tố nào bạn cần quan tâm khi đi mua xe đạp điện?
  1. Lợi ích của xe đạp điện với người tiêu dùng
  1. Có nên mua xe đạp điện trả góp TenBike ở thời điểm này không
  1. Địa chỉ mua xe đạp điện tại Hà Nội uy tín nhất hiện nay
  1. Nên mua xe đạp điện loại nào?

Trước khi mua xe đạp điện, việc tìm hiểu thông tin sản phẩm là rất cần thiết. Tuy nhiên, không phải ai trong tất cả chúng ta có thể hiểu hết về thị trường xe đạp điện. Hãy cùng đọc và tránh khỏi 7 lầm tưởng dưới đây khi quyết định mua hàng nhé:
  1. Xe đạp điện chỉ thích hợp đi trong đô thị
Trước hết cần phải khẳng định, suy nghĩ này không hẳn là sai nhưng chưa chắc đã chính xác. Về cấu tạo động cơ, xe đạp điện và xe máy hoàn toàn khác nhau. Chính vì thế nếu so sánh về quãng đường có thể di chuyển giữa 2 loại hình phương tiện này thật sự là khập khiễng. Tuy nhiên, không phải vì thế xe đạp điện là loại xe không thể đi đường dài.
Thực tế, hầu hết các dòng xe đạp điện hiện nay đều cho phép di chuyển ở phạm vi từ 40km trở lại. Đặc biệt, những dòng xe đạp điện chính hãng có chất lượng tốt như TenBike, HKBike…, quãng đường di chuyển có thể lên tới 50-60km. Với khoảng cách này, một chuyến picnic  tới những vùng ngoại ô không còn là một chuyện khó khăn nữa phải không?
 xe dap dien tenbike
Xe đạp điện có thực sự chỉ phù hợp với đường xá  đô thị?
  1. Xe đạp điện không hề tiết kiệm hơn đi xe máy
Để chứng minh điều này, chúng ta có thể làm phép tính khá đơn giản. Xin lấy ví dụ với dòng xe TenBike Challenger – một trong những dòng xe đạp điện được coi là tốt nhất thị trường hiện nay. Một lần sạc đầy, Challenger  tiêu tốn 0,75 số điện (kWh) và có thể đi tới 55km. Để đi được 100km, xe đạp điện sẽ cần sạc gần 2 lần, tương đương với 1,5 số điện. Với tỉ giá điện như hiện nay, chúng ta có thể tính giá điện ở mức 2000đ/kWh. Như vậy khi tính ra chi phí, để đi được 100km, Challenger chỉ tiêu tốn chi phí nhiên liệu ở mức 3000đ.
Còn xe máy thì sao? Có thể lấy ví dụ dòng xe máy phổ thông và tiết kiệm xăng nhất thị trường hiện nay là Honda Wave Alpha. Để đi được 100km, chiếc xe máy này trên thực tế tốn khoảng từ 1,8 – 1,9l xăng. Với tỉ giá là 20,830đ/ lít xăng, có thể dễ dàng thấy để đi hết 100km, xe máy tiêu tốn ít nhất 37,494đ tiền nhiên liệu.
Như vậy, chỉ tính riêng tiền nhiên liệu, xe đạp điện đã tiết kiệm hơn xe máy gấp 12,5 lần trên cùng một quãng đường.
  1. Xe đạp điện không thể đi trời mưa
Thực ra lầm tưởng này không phải không có cơ sở. Trong thời gian đầu bùng nổ trào lưu xe đạp điện, nhiều dòng xe đạp điện nhái, xe không được kiểm định kỹ thuật đầy đủ đã bày bán tràn lan trên thị trường. Một trong những lỗi kĩ thuật phổ biến của xe đạp điện giai đoạn này là bị chập điện khi gặp trời mưa hoặc bị ẩm. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hiện tượng này là do trình độ chế tạo, sản xuất chưa cao, phần động cơ và ắc quy chưa được lắp ráp khép kín, chống nước nên dẫn tới những sự cố hy hữu trên.
Tuy nhiên, với sự đầu tư và phát triển về tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như năng lực chế tạo, nhiều dòng xe đạp điện chính hãng bây giờ hoàn toàn đã có thể khẳng định “miễn dịch” hoàn toàn  với điều kiện tự nhiên thông thường.
xe dap dien tenbike
Hầu hết các dòng xe đạp điện chính hãng hiện này đều “không sợ mưa”
  1. Chất lượng thấp, nhiều hàng trôi nổi
Trong thời gian qua, báo chí đã chỉ ra những hạn chế của thị trường xe đạp điện khi phát hiện số lượng lớn xe đạp điện nhái, kém chất lượng được bán ra thị trường. Có thể khẳng định đây là tình trạng thực tế không thể tránh khỏi của thị trường xe đạp điện. Để tự bảo vệ mình, người tiêu dùng hiện nay có xu hướng lựa chọn mua những dòng xe đạp điện chính hãng. Hầu hết các sản phẩm chính hãng đều rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ, vượt qua nhiều bước kiểm tra kỹ thuật nghặt nghèo của cơ quan đăng kiểm cũng như có chế độ bảo hành tối thiểu là 3 năm.
  1. Giá xe đạp điện không hề rẻ
Điều khiển linh hoạt, tiết kiệm chi phí, thân thiện với môi trường cùng vô vàn những lợi ích khác là những ưu điểm không phải bàn cãi của xe đạp điện. Tuy nhiên, trong tâm trí của nhiều người tiêu dùng vẫn nghĩ rằng để mua một sản phẩm nhiều tiện ích như vậy chắc hẳn sẽ rất cao.
Thực tế, giá của các dòng xe đạp điện, xe máy điện hiện nay lại rất “mềm”. Chỉ cần bỏ ra số tiền dao động từ 10 triệu đồng – 12 triệu đồng, khách hàng hoàn toàn có thể sở hữu một chiếc xe tiện dụng mà giá thành chỉ bằng ½ so với  giá trị một chiếc xe máy phổ thông.
xe dap dien tenbike
Chỉ với 10-12 triệu đồng, bạn đã có thể sở hữu 1 em “xế điện” cực yêu nhé!

  1. Xe đạp điện pin ưu việt hơn hẳn xe đạp điện ắc quy
Câu hỏi muôn thuở của khách hàng khi mua xe đạp điện là chọn xe động cơ ắc quy hay động cơ pin. Có thể nói, mỗi loại động cơ trên đều có những ưu nhược điểm của mình.
Động cơ pin được đánh giá là nhẹ hơn, do vậy có thể đi quãng đường xa hơn so với động cơ ắc quy, trung bình ở mức 50-55km so với 40-45km của động cơ ắc quy. Tuy nhiên, động cơ pin lại khá đắt đỏ, khó khăn cho việc thay thế. Hơn nữa do trình độ chế tạo pin chưa cao kết hợp với thời tiết nóng ẩm của Việt Nam đã chứng kiến nhiều vụ nổ pin gây mất an toàn cho người sử dụng xe đạp điện.
Động cơ ắc quy thường được đánh giá là “lạc hậu” so với động cơ pin bởi nó có trọng lượng trung bình nặng hơn gấp 2 lần. Do vậy cùng một thông số kỹ thuật nhưng quãng đường xe đạp điện ắc quy đi được lại ngắn hơn. Tuy nhiên, loại động cơ này cũng có nhiều ưu điểm đáng ghi nhận như an toàn hơn động cơ pin khi không để xảy ra hiện tượng cháy nổ, giá thành rẻ và thay thế dễ dàng,. Hơn nữa tuổi thọ của động cơ ắc quy sử dụng không hề thua kém động cơ pin.
7 . Các hãng lớn đều sản xuất xe đạp điện
Người tiêu dùng Việt Nam thường có xu hướng mua hàng theo thói quen và các nhãn hiệu quen thuộc. Chính vì vậy, những thương hiệu xe đạp điện Nhật như Honda, Yamaha, Bridgestone rất được ưa chuộng. Theo chia sẻ của một số chủ kinh doanh xe đạp điện lớn tại Hà Nội vào năm 2013, có tới 95% người dùng đến tìm mua đều chọn các sản phẩm của 3 thương hiệu này.
Tuy nhiên, sự thật là các hãng xe này đều không sản xuất và phân phối chính hãng những dòng xe đạp điện tại thị trường nước ta. Không ít bài báo đã đánh động về sự mập mờ trong xuất xứ của xe đạp điện. Thậm chí nhiều phóng sự cũng đã vạch trần nhiều lô sản phẩm được quảng cáo là xe đạp điện nhập khẩunhưng lại là xe nhập lậu từ Trung Quốc được dán nhãn các hãng lớn. Do vậy người tiêu dùng nên có sự tham khảo kỹ lưỡng về xuất xứ của xe đạp điện cũng như tìm hiểu các dòng xe đạp điện chính hãng trước khi quyết định mua.


EmoticonEmoticon